Biến đổi tâm lý tuổi dậy thì – Cha mẹ cần chú ý

Biến đổi tâm lý tuổi dậy thì – Cha mẹ cần chú ý

Tuổi dậy thì là giai đoạn mà bất cứ ai trong đời cũng phải trải qua. Ở trẻ nữ, thường bắt đầu dậy thì ở tuổi từ 9 đến 14. Trẻ nam, dậy thì muộn hơn ở tuổi từ 12 đến 15. Đây là thời kỳ chuyển tiếp từ  giai đoạn trẻ thơ sang người trưởng thành nên trẻ có rất nhiều biến đổi và dễ bị tác động. Trong đó, những biến đổi về tâm lý cần được cha mẹ quan tâm với mức độ cần thiết để giúp trẻ phát triển hoàn thiện. Do đó, cha mẹ cần nắm rõ những thay đổi về mặt tâm lý của con em mình trong giai đoạn này.
Biến đổi tâm lý tuổi dậy thì – Cha mẹ cần chú ý

Khi đến tuổi dậy thì, các cơ quan, bộ phận trong cơ thể đều có những biến đổi và trưởng thành nhất định ở cả tâm và sinh lý. Về mặt sinh lý, khi đến độ tuổi này,  các cơ quan sinh dục trưởng thành, nghĩa là bắt đầu có khả năng sinh con. Nơi trẻ nữ, khi bắt đầu tuổi dậy thì là trẻ nữ có kinh nguyệt lần đầu, và nơi trẻ nam, là lần đầu tiên phóng tinh trùng lỏng. Cả trẻ nam và nữ đều có thể có con nếu quan hệ tình dục.

Ở tuổi dậy thì, sự gia tăng nhanh chóng của các hooc-môn sinh dục cùng với nhận thức rõ hơn về giới tính đã thôi thúc trẻ nảy sinh tình cảm với bạn khác giới. Ở lứ tuổi này, đặc điểm sinh học của hai giới đã có sự khác biệt rõ nét. Trẻ trai đã có đủ đường nét của người đàn ông trưởng thành, có râu, lông chân, lông nách, thân hình cao lớn, vai rộng và cơ bắp. Trẻ gái đã mềm mại hơn, ngực và mông to lên tạo thành những đường cong quyến rũ.

Lúc này, trẻ đã bắt đầu hình thành khái niệm “thích”, “yêu”, “kết”, “cặp đôi”. Đặc biệt, cảm xúc của trẻ lúc này cực kỳ nhạy. Chỉ cần một bạn trai học giỏi, một bạn gái có mái tóc dài, một anh chàng đi xe đẹp… là trẻ đã có thể rung động và dễ dàng đánh đồng những rung động đầu đời của mình thành tình yêu. Tuy nhiên, vì cảm xúc và nhận thức chưa chín chắn, chưa ổn định nên tình cảm rất dễ thay đổi, hôm nay thích anh chàng đi xe đẹp nhưng lập tức ngày mai đã quay sang thích anh khác có tài cầm ca.

Những thay đổi về mặt tâm lý khi trẻ dậy thì

Rối loạn tâm lý
Tuổi dậy thì là lứa tuổi có rất nhiều thay đổi về tâm sinh lý. Vì thế, trẻ thường dễ bị tác động bởi chuyện học hành, bài vở, nhất là khi bước vào mùa thi. Không những thế, một số trẻ còn thường xuyên phải thức khuya hay phải nhờ đến sự trợ giúp của café để tỉnh táo hơn. Điều này càng khiến cho sức khỏe của trẻ bị suy giảm, tinh thần mệt mỏi, lo âu, rối loạn tâm lý…

Bên cạnh đó, việc ăn uống và sinh hoạt thất thường ở lứa tuổi này cũng dễ khiến trẻ dễ mắc bệnh hơn. Các biểu hiện dễ thấy nhất của căn bệnh rối loạn tâm lý là biếng ăn, mất ngủ, mệt mỏi, dễ cáu gắt, lo âu, học tập giảm sút…

Rối loạn cảm xúc
Rối loạn cảm xúc là một căn bệnh tâm lý xảy ra khi có tình trạng rối loạn tại não bộ, gây nên những bất ổn về tinh thần như chuyển từ cảm xúc hưng phấn sang cảm xúc ức chế một cách nhanh chóng hoặc ngược lại. Nguyên nhân của căn bệnh này thường là do những biến đổi ở tuổi dậy thì sẽ khiến trẻ nhạy cảm hơn, dễ bị tác động bởi các áp lực trong học tập, làm việc…

Các biểu hiện của rối loạn cảm xúc như chán ăn, mất ngủ, gầy sút, hoạt động chậm chạp, mất tập trung, hay quên…

Rối loạn hành vi
Ở tuổi dậy thì, những định hình về xã hội xung quanh chưa thể toàn diện như người trưởng thành. Trẻ có thể bị tác động chỉ từ sách báo, phim ảnh bạo lực, các văn hóa phẩm đồi trụy và cả từ bạn bè xấu. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến rối loạn hành vi và gây nên những hậu quả nghiêm trọng như gây thương tích cho người khác, chống người thi hành công vụ, trộm cắp, đua xe mạo hiểm…

Khi mắc phải căn bệnh này, trẻ thường có hành vi xâm phạm sớm và rất khó thích ứng với xã hội. Một số trường hợp có thể thích ứng với các hoạt động xã hội nhưng vẫn có hành vi chống đối, phạm pháp. Việc điều trị căn bệnh này cũng rất khó khăn, đòi hỏi phải có sự phối hợp khắt khe từ bản thân người bệnh và những người xung quanh.

Nhu cầu tình dục
Ở độ tuổi này, trẻ đã có nhu cầu tình dục. Đặc biệt, trẻ luôn thích khám phá tò mò về cơ quan sinh dục và các hành vi liên quan đến tính dục. Với bản tính tò mò, ham khám phá cùng với sự nhầm tưởng tình yêu và chưa ý thức được hậu quả, dễ khiến các em hành động theo bản năng dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

Đối với trẻ trai, tác động của hoóc môn tới các bộ phận sinh dục và tâm lý rất mạnh. Khi ấy, các em cảm thấy trong người bí bách, thiếu bình tĩnh, bối rối và hay thẹn thùng. Khoảng 13-14 tuổi, cơ thể các em nam đã sản xuất tinh trùng. Nếu không thủ dâm thì cơ thể sẽ tự thủ tiêu lượng tinh trùng đó trong giấc ngủ đêm.

Trầm cảm
Trầm cảm là căn bệnh rối loạn tâm thần thường gặp với nhiều triệu chứng như hay buồn bã, không quan tâm tới mọi thứ xảy ra xung quanh và cả với bản thân, dễ mệt mỏi, mất hi vọng vào tương lai… Căn bệnh này thường rất dễ mắc phải ở lứa tuổi dậy thì do độ tuổi nhạy cảm này dễ chịu áp lực từ xung quanh, từ học hành, bố mẹ, thầy cô, bạn bè hay cả từ các chất kích thích…

Khi bị trầm cảm, trẻ thường tự cô lập mình với thế giới bên ngoài. Thậm chí, rất nhiều trẻ chỉ quan tâm tới thế giới “ảo” và sống trong thế giới này. Điều này khiến cho cuộc sống của trẻ trở nên nhàm chán, u ám, thiếu niềm tin…

Trên đây là những thay đổi về tâm lý của trẻ ở tuổi vị thành niên (dậy thì). Đó hoàn toàn là những biến đổi về mặt tự nhiên. Những biến đổi này sẽ trở thành tốt hay xấu có sự tác động rất nhiều từ bên ngoài. Bất kỳ một tác động nhỏ nào dù tốt hay xấu đề tác động đến tâm lý của trẻ và trẻ dễ bắt chước. Do đó, cha mẹ là những người đầu tiên tác động đến tâm lý của trẻ quyết định sự tiếp nhận và hoàn thiện tâm lý của trẻ. Khi đó, cha mẹ cần chú ý đặc biệt tới tâm lý của con để điều chỉnh cho phù hợp. Tuổi dậy thì rất dễ tác động tâm lý nên cha mẹ cần thẳng thắn trao đổi và tác động tích cực đến con. Các bậc cha mẹ hãy là tấm gương sáng cho trẻ noi theo và học tập để tránh những tác động xấu ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ.

Nguồn : sưu tầm internet


Blog, Updated at: 22:00