Thận trọng khi tẩy lông vùng “tam giác mật”

Thận trọng khi tẩy lông vùng “tam giác mật”

Nhu cầu làm đẹp vùng kín bằng cách tẩy lông không còn mới lạ với phụ nữ ngày nay nhưng chúng ta thường ít ngờ đến những mối nguy sức khỏe từ sở thích này.


Chị L. đã tìm đến phương pháp tẩy lông vùng chữ V với mong muốn vị trí ấy được mịn màng hơn. Tuy nhiên, 24 giờ sau khi tẩy lông, chị có dấu hiệu bị nhiễm trùng, sốt cao, ớn lạnh và đau bắp đùi trái. Sau 5 ngày, cơn đau trở nên nặng hơn.

Bác sĩ chẩn đoán chị bị viêm mô tế bào – một dạng nhiễm khuẩn ở da và mô dưới da có khả năng đe dọa tính mạng. Chị phải nhập viện 2 tuần để tiêm kháng sinh, thuốc giảm đau liều cao và phẫu thuật lấy nước từ các vết nhiễm trùng. Bác sĩ cho biết chị có thể mất luôn chân nếu không chữa trị kịp thời. Chị phải tốn khá nhiều tiền và mất thêm nhiều tháng để hoàn toàn phục hồi cả thể chất lẫn tinh thần chỉ vì muốn tẩy lông vùng kín.

Dù chưa thu thập được số liệu thống kê từ các nguồn uy tín nhưng trường hợp gặp biến chứng sau khi tẩy lông vùng bikini như L. không hiếm. Theo Linda K. Franks, trợ lý Giáo sư lâm sàng khoa Da liễu trường Đại học Y khoa New York, lông mu có nhiệm vụ bảo vệ làn da nhạy cảm và lớp màng nhầy của bộ phận sinh dục nên loại bỏ lớp lông mu chính là đã từ bỏ lớp bảo vệ này.

Tẩy lông cũng có thể làm mất đi nhiều mảnh nhỏ từ lớp màng mỏng ngoài cùng của da và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Ngoài ra, quá trình này còn gây nên tình trạng viêm, giữ vi khuẩn bên dưới da. Từ đó, chúng ta có thể nhiễm trùng da (bao gồm tụ cầu khuẩn), viêm nang lông, và lông mọc ngược vào trong.

Có thể nói, mỗi khi can thiệp đến sự toàn vẹn của làn da là chúng ta đã vô trình làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Những người mắc bệnh tiểu đường, gan hoặc thận mãn tính, eczema, vẩy nến hoặc hệ thống miễn dịch bị suy yếu không nên tẩy lông.

Đối với những trường hợp khác, bạn có thể tránh các mối nguy hiểm bằng cách:

  • Chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín: Trước khi hẹn gặp tư vấn, hãy tham khảo ý kiến bạn bè để chọn nơi đáng tin cậy hoặc đến trực tiếp xem cơ sở đó có sạch sẽ hay không. Bạn cần chắc chắn rằng thẩm mỹ viện cũng như chuyên gia thực hiện có đầy đủ giấy phép kinh doanh và hành nghề.
  • Hỏi về loại sáp dùng tẩy lông: Sáp cứng là tốt nhất. Sáp có khả năng bám dính, tẩy lông nhanh, dễ dàng hơn nhưng gây đau và có thể làm xước da. Bạn nên chọn loại sáp thảo dược không chứa hóa chất, chỉ gồm đường, nước, nước chanh, và glycerin.
  • Giữ vệ sinh: Chuyên gia thẩm mỹ cần rửa tay kỹ trước khi thực hiện, chuẩn bị sẵn nhiều que nhỏ bằng gỗ cho các lần quét sáp lên da. Ngoài ra, để tránh bị bỏng, họ cần kiểm tra nhiệt độ sáp bằng cách bôi lên mặt trong của cổ tay trước khi bôi lên da bạn. Nếu không thấy chuyên gia thực hiện những bước trên, hãy lên tiếng ngay nhé.
  • Ngăn ngừa kích ứng: Trong vài ngày sau khi tẩy lông, bạn nên dùng kháng sinh và bôi kem chống viêm chứa 1% hydrocortisone ở vùng bikini. Điều này sẽ hạn chế kích ứng và tránh nhiễm trùng.
  • Sớm nhận biết các dấu hiệu nhiễm trùng: Dùng gương tự kiểm tra (để phát hiện những sợi lông mọc vào trong và các dấu hiệu bị viêm, phát ban, hoặc lở loét…). Nếu có dấu hiệu sưng tấy, ngứa hoặc bỏng rát, lột da hoặc sốt thì bạn nên đi khám càng sớm càng tốt.


Blog, Updated at: 21:18