30 ngày đắm say cùng“chuyện ấy”
Làm “chuyện ấy” liên tục chẳng phải để thỏa mãn điều gì tầm thường mà việc hâm nóng tình yêu này có cơ sở khoa học hẳn hoi.
Làm “chuyện ấy” liên tục chẳng phải để thỏa mãn điều gì tầm thường mà việc hâm nóng tình yêu này có cơ sở khoa học hẳn hoi. 30 ngày đắm say với chuyện chăn gối sẽ giúp các cặp đôi gắn kết với nhau về mặt tinh thần, giảm ung thư tuyến tiền liệt, tăng cường chức năng cho hệ thống miễn dịch…
Bốn năm trước, Paul Wirth đã gây ồn ào trong dư luận khi yêu cầu các cặp vợ chồng làm chuyện đó trong 30 ngày với hi vọng có chút thay đổi trong tỉ lệ ly hôn ở mức báo động là 50% ở nước này. Ông cho rằng một mối quan hệ bền vững đòi hỏi sự kết nối về tinh thần, cảm xúc và ngay cả chuyện tình dục.
“Đây là một thử thách lớn cho tôi và bạn đời của mình”, M chia sẻ. Mối quan hệ của chúng tôi đã kéo dài bốn năm rưỡi. Chúng tôi đã từng cùng nhau hưởng những phút giây ngọt ngào của chuyện chăn gối (kỉ lục là năm lần trong một ngày) nhưng số lượng và cả chất lượng của mỗi lần “lâm trận” cứ giảm dần theo thời gian. “Có những lúc tôi cảm thấy rất chán, rồi chúng tôi gặp trục trặc trong cuộc sống lứa đôi và tất nhiên đời sống tình dục cũng bị tuột dốc xuống mức mỗi tháng một lần”.
Theo một nghiên cứu trên tạp chí Nghiên cứu Tình dục (Journal of Sex Research), các cặp bạn tình gặp vấn đề trong mối quan hệ sẽ dễ gặp những sự cố về tình dục hơn. “Rốt cuộc tình hình cũng được cải thiện lên khoảng mỗi tuần một lần”, M chia sẻ thêm.
Trên thực tế có đến 46% độc giả Women’s Health (kể cả tôi) thừa nhận việc muốn làm “chuyện ấy” hai đến ba lần/tuần. Đây là kết quả của cuộc khảo sát liên quan đến vấn đề tình dục diễn ra năm ngoái và kết quả là nhiều cặp cần phải thay đổi gì đó để duy trì mối quan hệ của mình.
Vậy liệu một tháng hâm nóng tình yêu có tạo nên sự khác biệt, bác sĩ Elna Rudolph, chuyên gia tình dục học chia sẻ về câu chuyện 30 ngày cho “chuyện ấy” sẽ khiến bạn thích thú về sex trở lại.
Vì vậy, kéo dài thời gian làm “chuyện ấy” trên mức bình thường sẽ khiến cơ thể và não bộ bạn quen dần với cảm giác hưng phấn. Nó khiến bạn bắt đầu thích thú với việc tiết ra các loại hormone đó. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn đã ham muốn trở lại và có phần đòi hỏi nhiều hơn trước rồi đấy.
Michele Weiner Davis, tác giả cuốn The Sex-Starved Wife, đưa ra một giả thuyết khác: Bạn làm “chuyện ấy” càng nhiều thì xác suất tạo testosterone, một trong các hormone chính ảnh hưởng đến nhu cầu tình dục càng cao hơn. Đã đến lúc bạn cần thử một chút rồi đấy!
Tuần một: Hài kịch
Tôi và anh ấy đã bàn bạc rất lâu về chuyện này. Lúc đầu, anh ấy cũng hơi nghi ngờ nhưng sau khi được thuyết phục, chàng cũng chấp nhận ý tưởng này. Khi chúng tôi xác định ngày bắt đầu tiến hành việc chúng tôi đã bàn trước thì anh lại bồn chồn và muốn bỏ cuộc, kết quả là chúng tôi bật cười mỗi khi thử làm “chuyện ấy”.
Rốt cuộc chúng tôi cũng tiến hành được một lần ngay trước ngày tôi bị bệnh và chẳng thể có cơ hội tiếp tục lần thứ 2 sau đó. Thực tế là tôi phải mổ ruột thừa cấp. Rõ ràng đây là chuyện ngoài ý muốn nên tôi đành phải nằm nghỉ một tuần và sau ba tuần mới chấm dứt hẳn các cơn đau. Dĩ nhiên, ba tuần không có “chuyện ấy” khiến chàng thèm khát và tôi tự nhủ đây là thời điểm làm lại tốt nhất đây.
Tuần một: Thử lại lần nữa
Khi đã biết phản ứng của M thế nào, tôi quyết định không cho anh biết trước khi nào chúng tôi lại bắt đầu “lâm trận” để thử thách nữa. Chúng tôi tiếp tục như thế được bốn ngày thì anh đột nhiên hỏi: “Này, dạo này em lạ lắm, chúng ta đã bắt đầu cái 30 ngày gì đó rồi phải không?”.
Kể từ sau dư âm của kì trăng mật đã xa, anh ấy chưa hề làm “chuyện ấy” liên tục trong bốn ngày như mấy ngày qua. Vì vậy, tôi hơi ngạc nhiên vì mất đến 4 ngày anh mới nhận ra điều ấy. Có lẽ testosterone đã làm lu mờ lí trí của anh chăng?
Lúc đó, tôi khó tập trung vào bất kì chuyện gì khác ngoài vết sẹo lớn, dư âm từ cuộc phẫu thuật trên bụng mình. Thực tế tôi luôn cố dùng tay che nó đi. M đã nhìn thấy cái sẹo này hàng chục lần nhưng dù gì trong suy nghĩ thì hình ảnh cơ thể tôi đang bị “mất giá” nghiêm trọng. Nếu tôi không quyết tâm thực hiện và hoàn thành tốt kế hoạch 30 ngày dành cho “chuyện chăn gối”, có lẽ đó chính là thời điểm tôi bỏ cuộc.
Vào năm 2011, một nghiên cứu trên tạp chí Tình dục và Nghiên cứu (Journal of Sex and Research) công bố những đánh giá tiêu cực về cơ thể và sự e thẹn khi làm “chuyện ấy” sẽ dẫn đến xu hướng né tránh chuyện này nhưng khi càng né tránh, những quan điểm tiêu cực này vẫn tiếp tục tồn tại.
Vì sao lại như vậy? Câu trả lời ở đây chính là: Nếu bạn không “gối chăn” thì việc ấy cũng chẳng thể xóa bỏ những quan điểm ấy. Tuy vậy, những hành động tích cực của chàng như khen cơ thể bạn đẹp, một vết sẹo cũng chẳng làm bạn xấu đi chút nào và có thể khiến bạn quên đi mặc cảm. Vì vậy rất may là tôi đã quyết định tiếp tục. Đến tuần thứ ba, tôi hầu như không để ý đến vết sẹo nữa. M nói rằng đằng nào thì anh ta cũng không để ý đến nó vì còn bận tập trung vào những vùng khác trên cơ thể tôi.
Điểm trừ: Không thể đạt được sự thỏa mãn cao nhất vì hình ảnh cơ thể trong suy nghĩ tôi đang “xuống cấp”.
Điểm cộng: Chúng tôi duy trì được bốn ngày trước khi anh nhận ra nguy cơ của một cuộc “thử thách” trong tình ái xuất hiện.
Tuần ba: Duy trì sự thú vị
Sau bảy ngày, chúng tôi bắt đầu đi vào “lối mòn”. Bác sĩ Rudolph cho biết đây là điều bình thường mà các cặp hay mắc phải. Cô giải thích: “Chắc chắn bạn sẽ chán nếu dự định thực hiện 30 ngày với “chuyện gối chăn” trong tư thế cổ điển trước khi đi ngủ và giữa không gian mờ mịt không chút ánh sáng. Bạn cần làm gì đó thú vị hơn và có sự khác biệt giữa các lần”.
Chúng tôi bắt đầu thử làm “chuyện ấy” ở các khu vực khác nhau trong nhà, kể cả sàn nhà (phải đảm bảo là bạn có gối) và có khi tôi lại đặt chuông để thức dậy sớm hơn 30 phút so với bình thường khi có ý định tặng M một món quà tuyệt vời khi anh thức giấc. Bác sĩ Debby Herbenick, tác giả cuốn Because It Feels Good cho biết: “Làm “chuyện ấy” khi vừa ngủ dậy có thể giúp giải phóng chất tạo sự thoải mái oxytocin khiến các cặp đôi cảm thấy yêu thương và gắn kết với nhau suốt cả ngày. “Chuyện ấy” vào buổi sáng cũng tăng cường hệ thống miễn dịch bằng cách tăng nồng độ IgA, một loại kháng thể giúp cơ thể chống lại sự lây nhiễm”.
Một “cuộc yêu” kéo dài 30 phút có thể đốt cháy khoảng 836Kcal (không thay thế được buổi tập chạy bộ nhưng cũng là một khởi đầu đáng kể cho việc tiêu hao năng lượng). Hơn nữa, “chuyện ấy” cũng góp phần giảm đau đầu. Một tin tốt cho các đấng mày râu được đăng trên The American Medical Association cho thấy việc xuất tinh càng nhiều sẽ càng giảm khả năng phát triển ung thư tuyến tiền liệt. Chừng ấy lí do là quá đủ giúp bạn say đắm 30 ngày liên tục rồi phải không?
Điểm trừ: Chúng tôi rơi vào lối mòn.
Điểm cộng: Chúng tôi không chỉ hành sự trong phòng ngủ.
Tuần ba: Tìm lại tình yêu
Đến giai đoạn này, chúng tôi bắt đầu làm biếng với việc quan hệ đến mức đã chơi oẳn tù tì để chọn người chủ động trước. Tôi đã thua trong trò chơi này và bắt đầu tìm cách kích thích anh. “Các cặp đôi thường bám lấy các lối mòn quen thuộc nhưng não bộ là cơ quan tình dục lớn nhất và mỗi lần bạn thử một cái gì đó mới mẻ thì đó cũng là lúc bạn kích thích sự ham muốn tự nhiên của não đối với những điều mới lạ”, bác sĩ Ian Kerner, tác giả cuốn 52 tuần làm tình tuyệt vời (52 Weeks of Amazing Sex) giải thích.
Một nghiên cứu trong tạp chí Y khoa chuyên về Tình dục (Journal of Sex Medicine) cho thấy trong khi 15% phụ nữ chỉ tham gia hoạt động tình dục nếu cảm thấy có nhu cầu thì có đến 31% thường xuyên hoặc luôn cảm thấy ham muốn sau khi được kích thích. Tôi chắc chắn mình thuộc nhóm thứ hai.
Đến cuối tuần, chúng tôi đi ăn tối với bạn bè. Họ rất hứng thú với thử nghiệm của chúng tôi. Dù chúng tôi đã cố giải thích rằng 30 ngày ấy có thể rất mệt mỏi (chưa kể việc ngán ngẩm) nhưng cánh đàn ông vẫn không hiểu điều đó. Dĩ nhiên, các cô gái lại thông cảm mỗi khi bạn trai đề nghị làm thử.
Khi rời nhà hàng, tôi nói với M: “Ít nhất tối nay đã có ba anh chàng ganh tị với anh”. Câu trả lời của anh đã khiến tôi xúc động: “Anh không quan tâm chuyện đó. Bây giờ, vấn đề không còn là tình dục mà là việc anh được ở gần em”. Trớ trêu thay, câu trả lời này lại kích thích ham muốn trong tôi ngay lúc ấy.
Điểm cộng: Chán và mệt mỏi.
Điểm trừ: Chúng tôi đã kết nối lại ở cung bậc khác của cảm xúc.
Tuần bốn: Giai đoạn đếm ngược cuối cùng
Sau sự lười biếng của tuần thứ ba, chúng tôi đã năng động hẳn lên vì nhận ra thử nghiệm sắp đi đến hồi kết. Dĩ nhiên chúng tôi không tiếp tục trò oẳn tù tì nữa. Thay vào đó, chúng tôi lại cần gì đó hay ho hơn để có thể qua hết tuần này. Vì vậy, chúng tôi đã quyết định mỗi đêm thử một thứ mới cho cuộc vui.
Bạn đã bao giờ nghe đến trò Tàu chiến cơ thể chưa? Nó cũng giống như trò Tàu chiến (Battleship) mà ai cũng biết nhưng thay vì những con tàu, hãy vẽ cơ thể bạn lên một bản đồ dạng lưới và đánh dấu năm điểm nhạy cảm nhất trên cơ thể. “Nửa kia” của bạn sẽ đoán các ô mà bạn chọn, nếu đoán trúng sẽ được phép chạm vào phần cơ thể đó. Trò này rất vui và là khúc dạo đầu đầy kích thích, hiệu quả.
Trong tuần này chúng tôi cũng xem phim “nóng” như đã từng làm trước kia. Massage kích thích cũng là hoạt động nằm trong danh sách. Tôi rất may mắn vì M sẵn lòng xoa bóp cơ lưng và cơ cổ cho tôi. Tuy vậy, các bài massage này cũng có tác dụng trở thành khúc dạo đầu đầy hiệu quả.
Đó không phải là tất cả những gì chúng tôi đã làm. Khi đang leo lên xe để đến nhà một người bạn, chúng tôi nhớ ra là hôm đó chưa làm “chuyện ấy” nên đã chọn chiếc xe là không gian đầy lãng mạn mang lại cảm giác lạ. Rất nóng bỏng và bất ngờ. Vào đêm cuối cùng, M có phần kiệt sức, anh đã tưởng chiếc khuy áo khoác là ngực tôi và nói: “Ồ, hôm nay cứng ghê nhỉ”. Kết quả là chúng tôi cười đến nỗi không làm ăn gì được nhưng ít nhất chúng tôi cũng đã kết thúc thử thách một cách vui vẻ.
Điểm trừ: Chúng tôi lo lắng mọi chuyện sẽ trở lại như cũ sau khi thử thách kết thúc.
Điểm cộng: Chúng tôi thử nghiệm với trò chơi, phim “nóng” và massage.
Kết quả cuối cùng của thử thách tình dục
Vậy làm “chuyện ấy” thường xuyên rất tốt đối với mối quan hệ của bạn? Nghiên cứu thực hiện tại Đại học Leuven, Bỉ cho thấy thoải mái trong tình dục là một phần không thể thiếu của sự hài lòng với cuộc sống lứa đôi. Hơn nữa, một nghiên cứu trong tạp chí Y học Tình dục (Journal of Sexual Medicine) chứng minh việc cởi mở trong giao tiếp dẫn đến sự hoàn thiện trong các lần quan hệ.
Bác sĩ Rudolph cũng tán đồng: “Những kĩ năng giao tiếp mà các cặp đôi học được trong thời gian như thế rất vô giá nhưng khi các đôi gặp khó khăn trong việc chia sẻ suy nghĩ với nhau thì các vấn đề liên quan có thể xuất hiện. Thực tế là khảo sát về tình dục trên tạp chí Women’s Health/Men Health cho thấy 28% phụ nữ cho rằng sai lầm lớn nhất trên giường của bạn tình là không đủ thời gian để giao tiếp. Với đàn ông, con số cao đến 41%, một con số đáng bất ngờ. Vậy làm sao để giải quyết vấn đề này?
Đối với người mới bắt đầu, bác sĩ Rudolph khuyên: “Các bạn hãy trò chuyện với nhau về những gì bạn thích và không thích trong mỗi giai đoạn. Như vậy, bạn có thể tận hưởng lợi ích từ 30 ngày cháy bỏng với chăn gối ấy trong nhiều năm sau đó”.
Vậy là chúng tôi đã cố gắng giao tiếp. Thói quen cũ của chúng tôi là về nhà, nấu bữa tối, xem tivi, sau đó tôi đọc sách trên giường và ngủ thiếp đi, rồi M cũng chìm vào giấc ngủ. Bị buộc phải dành thời gian cho nhau đúng là biện pháp có tác động mạnh. Chúng tôi dành thời gian để nói về công việc, gia đình, cuộc sống và quan trọng nhất là về chính những điều chúng tôi thích và không thích. Cả hai đều cảm thấy dường như đã dành hàng tháng trời để bồi dưỡng mối quan hệ cho mình.
Có lẽ không quá vô tư nhưng chắc chắn chúng tôi đều cảm thấy vui vẻ. Khi ngày cuối cùng sắp kết thúc, chúng tôi nằm âu yếm nhau. M nói: “Anh sẽ nhớ thời gian này lắm đây nhưng chúng ta có thể bỏ qua chuyện “giường chiếu” cho đến khi chúng ta thật sự có ham muốn hay không?”. Tôi đồng ý và nghĩ rằng chúng tôi sẽ không lên giường với nhau ít nhất trong một tuần. Khỏi phải nói, chỉ hai ngày sau, chúng tôi đã sẵn sàng “hành sự”. Có khi, tất cả những gì một mối quan hệ cần chính là việc được hồi sinh bằng động tác giống “hô hấp nhân tạo” nhưng thêm hương vị say đắm một chút.